Những câu hỏi liên quan
Vinh Trần
Xem chi tiết
Đông Hải
20 tháng 12 2021 lúc 20:11

B

Bình luận (0)
Vinh Trần
20 tháng 12 2021 lúc 20:11

giúp mik vs ạ

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Mai
20 tháng 12 2021 lúc 20:16

Bài 13 Tiếng gà trưa
Em hãy đọc những câu thơ, bài thơ/ bài hát về bà? Nêu cảm nghĩ về bà của em?
Những bài thơ/ bài hát về bà:
- Bà ơi bà; Bà còng...
- Bài thơ Bếp lửa - Bằng Việt
- Viết cho bà ngoại - Trương Nam Chi;....
Cảm xúc của em về bà: Kính yêu, biết ơn, trân trọng những tình cảm yêu thương của bà ...
TIẾT …Văn bản: TIẾNG GÀ TRƯA - Xuân Quỳnh-
I. Đọc và tìm hiểu chung:
- Xuân Quỳnh (1942- 1988), quê Hà Tây( nay là Hà Nội)
- Là nhà thơ n? xuất sắc trong nền thơ hiện đại.
- Dặc điểm: Viết về nh?ng tỏc ph?m gần gũi, bỡnh dị với đời sống gia đỡnh và cuộc sống bỡnh thu?ng, rung cảm, khát vọng của ngưuời phụ n?.
- Tác phẩm chính: Chồi biếc, Hoa dọc chiến hào , Gió Lào cát trắng, Lời ru trên mặt đất, Sân ga chiều em đi …
Tác phẩm cho thiếu nhi: Bầu trời trong quả trứng, Chú gấu trong vòng đu quay, Mùa xuân trên cánh đồng, Vẫn có ông trăng khác…
1. Tỏc gi?:
TIẾT …. Văn bản: TIẾNG GÀ TRƯA - Xuân Quỳnh-
Tìm hiểu bài thơ về:
2. Tìm hiểu chung về văn bản :
Hoàn cảnh sáng tác
Thể thơ
Phương thức biểu đạt
2. Tìm hiểu chung về văn bản :
- H/c ra ®êi bµi thơ: Thêi kì ®Çu kh¸ng chiÕn chèng MÜ, ®­ưîc in trong tËp:"Hoa däc chiÕn hµo"
- Thể thơ : Th¬ ngũ ngôn biến thể(có xen c©u th¬ 3 tiÕng)
- PTBĐ: KÓ, t¶, biÓu c¶m.
TIẾT …. Văn bản: TIẾNG GÀ TRƯA - Xuân Quỳnh-
TIẾT 4... Văn bản: TIẾNG GÀ TRƯA - Xuân Quỳnh-
* Mạch cảm xúc: Tiếng gà trưa cất lên trên đường hành quân hoài niệm tuổi thơ- tình bà cháu  tình yêu quê hương, đất nước. (Từ hiện tại  quá khứ  hiện tại)
Mạch cảm xúc của bài thơ diễn biến như thế nào? Từ đó xác định bố cục của bài thơ.
TIẾT …. Văn bản: TIẾNG GÀ TRƯA - Xuân Quỳnh-
II. Tỡm hi?u van b?n
?Thêi gian vµ kh«ng gian, sự việc nào khơi nguồn cho cảm xúc của cả bài thơ?
- Thời gian: Truưa - trên đưuờng hành quân xa
- Không gian: Xóm nhỏ
- Âm thanh: Tiếng gà nhảy ổ:
"Cục...cục tác cục ta"
Tiếng gà trưa khơi gợi cảm xúc trong tâm hồn người lính trẻ trên đường hành quân.
TIẾT… Văn bản: TIẾNG GÀ TRƯA - Xuân Quỳnh-
II. Tỡm hi?u van b?n :
1. Ti?ng g� trua khoi g?i c?m xỳc.
.
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục ... cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
+ Buổi trưa yên tĩnh, tiếng gµ nhảy ổ làm khuấy động không gian, khiến mọi người chú ý.
+ Tiếng gà là âm thanh quen thuộc của làng quê, gắn với tuổi thơ tác giả đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ, đưa người chiến sÜ sống lại những năm tháng hồn nhiên, tươi đẹp nhất của đời người.
+ Tiếng gà nhảy ổ, cho trứng hồng dự báo điều tốt lành, tạo niềm vui cho người nông dân cần cù chắt chiu.
+ Tiếng gà gợi sự thanh bình
Tại sao trong vô vàn âm thanh làng quê, nhưng người chiến sĩ bị ám ảnh bởi tiếng gà trưa ?
? Cảm giác của tỏc gi? khi nghe tiếng gà truưa bộc lộ nhuư thế nào ? Nhận xét tác dụng BP NT đưuợc sử dụng?
II. Tỡm hi?u van b?n :
1. Ti?ng g� trua khoi g?i c?m xỳc.
TIẾT 49. Văn bản: TIẾNG GÀ TRƯA - Xuân Quỳnh-
Nghe
Xao động nắng trưa
Bàn chân đỡ mỏi
Gọi về tuổi thơ
ĐiÖp tõ "Nghe“: + NT Èn dô chuyÓn ®æi c¶m gi¸c -> T¸c dông ®em l¹i Ên t­ưîng tiÕng gµ nh­ư ngư­ng l¹i, lµm xao ®éng kh«ng gian vµ lßng ng­ưêi, đánh thức kỷ niệm tuổi thơ trong tâm hồn người chiến sĩ trẻ .
TIẾT …... Văn bản: TIẾNG GÀ TRƯA - Xuân Quỳnh-
TIẾT …. Văn bản: TIẾNG GÀ TRƯA - Xuân Quỳnh-
II. Tỡm hi?u van b?n
Tiếng gà trua nhuư một b?n nh?c sụi d?ng, một làn gió mát d?u ờm đem lại niềm vui cho con nguười, giúp vơi đi nỗi vất vả và khơi gợi lại nh?ng kỉ niệm tốt lành của tuổi thơ. Qua dú th? hi?n tõm h?n nhạy cảm, mang nặng tỡnh quê huưong....
TIẾT …. Văn bản: TIẾNG GÀ TRƯA - Xuân Quỳnh-
II. Tỡm hi?u van b?n
2.Tiếng gà trưua gợi về nh?ng kỉ niệm tuổi thơ.
Kỉ niệm ấu thơ trở về trong cháu với những hình ảnh nào?
Theo em,hình ảnh nào in đậm trong tâm trí tác giả nhất ? Tại sao?
Hình ảnh gần gũi ,thân quen của làng quê
10/20/2021
16
- Gà mái mơ, gà mái vàng
- Ổ rơm hồng những trứng
Hình ảnh bà:
Tay khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
10/20/2021
17
* Nhận xét cách dùng từ của tác giả (chú ý các từ loại)
* Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người bà qua đoạn thơ trên?Qua hình ảnh người bà em có suy nghĩ gì về những người phụ nữ Việt Nam
Hình ảnh bà:
Tay khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
10/20/2021
18
Các động từ, tính từ gợi tả bà là người tần tảo, chắt chiu, yêu thương cháu
Bà là người phụ nữ Việt Nam giàu lòng nhân hậu, giàu đức hy sinh
Tình bà cháu gắn bó sâu đậm,thắm thiết. Tuổi thơ êm đềm, ngọt ngào.
Hình ảnh người cháu:
10/20/2021
19
= > Ngây thơ, đáng yêu và luôn gắn bó với bà, biết ơn bà.
Tình cảm bà cháu gắn bó, yêu thương...Tình yêu bà - tình yêu quê hương, tình yêu đất nước thiết tha nồng ấm.
Nghe bà mắng: Gà đẻ nhìn  lang mặt
Lòng dại thơ lo lắng
TIẾT …. Văn bản: TIẾNG GÀ TRƯA - Xuân Quỳnh-
II. Tìm hiểu văn bản :
3. Tiếng gà truưa và nh?ng suy ngẫm c?a ngu?i chỏu
Đọc khổ thơ cuối. Nhận xét tình cảm của cháu với bà và với đất nước quê hương qua khổ thơ cuối?
II. Tỡm hi?u van b?n :
3. Tiếng gà trua và nh?ng suy ngẫm c?a ngu?i chỏu
TIẾT . Văn bản: TIẾNG GÀ TRƯA - Xuân Quỳnh-

Tình yêu tổ quốc
xóm làng thân thuộc

Ổ trứng hồng
-> Diệp ng? "Vỡ" nhấn mạnh mục đích chiến đấu cũng nhuư lời thề nguyền c?a chỏu => Tỡnh yêu rộng lớn, sâu sắc d?i v?i gia dỡnh - b� v� quờ huong, d?t nu?c
Tình cảm gia đình đã hoà quyện với tình yêu đất nước trong trái tim người lính
Cháu chiến đấu hôm nay
TIẾT …. Văn bản: TIẾNG GÀ TRƯA - Xuân Quỳnh-
II. Tìm hiểu văn bản :
3. Tiếng gà trua và nh?ng suy ngẫm c?a ngu?i chỏu
Bài thơ “Tiếng gà trưa” có gì đặc sắc về nội dung và nghệ thuật?
TIẾT …. Văn bản: TIẾNG GÀ TRƯA - Xuân Quỳnh-
II. Tìm hiểu văn bản :
3. Tiếng gà trua và nh?ng suy ngẫm c?a ngu?i chỏu
IV.Tổng kết:
- Nghệ thuật : Thể thơ ngũ ngôn biến thể với hình ảnh thơ gần gũi, bình dị.
- Nội dung: Kỉ niệm tuổi thơ trong sáng.
Tình bà cháu tha thiết, nồng ấm.
BÀI TẬP CỦNG CỐ
2. Tình cảm nào được tiếng gà trưa thức dậy qua bài thơ ?
A. Tình yêu làng xóm, quê hương.
B. Tình bà cháu.
C. Tình yêu những con gà mái mơ.
1. B�i tho Tiếng gà trua đưuợc viết chủ yếu theo thể thơ gì?
A. Lục bát
B. Song thất lục bát
C. Bốn chữ
D. Năm chữ
3. Kể lại một kỉ niệm tuổi thơ của em với bà.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Học thuộc lòng bài thơ.
- Xem lại nội dung đã học.
- Hoàn thiện bài văn kể lại kỉ niệm về bà.
-Chuẩn bị bài Tìm hiểu về điệp ngữ

3.1.Tìm hiểu về điệp ngữ ?
a. Ví dụ:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục…cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ .

Ch¸u chiÕn ®Êu h«m nay
Vì lßng yªu tæ quèc
Vì xãm lµng th©n thuéc
Bµ ¬i, còng vì bµ
Vì tiÕng gµ côc t¸c
Ổ trøng hång tuæi th¬
Xu©n Quúnh


3. ĐIỆP NGỮ
Em hãy cho biết trong hai khổ thơ, từ ngữ nào được lặp lại?
Việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?
3.1.Tìm hiểu về điệp ngữ ?
a. Ví dụ:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục…cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ .

Ch¸u chiÕn ®Êu h«m nay
Vì lßng yªu tæ quèc
Vì xãm lµng th©n thuéc
Bµ ¬i, còng vì bµ
Vì tiÕng gµ côc t¸c
Ổ trøng hång tuæi th¬
Xu©n Quúnh


- Từ “vì”: lặp 4 lần → nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ
- Từ “nghe” : lặp 3 lần → nhấn mạnh những cảm xúc khi nghe tiếng gà trưa.
Từ : “nghe”, “vì” được lặp lại như trên gọi là điệp ngữ .
3. ĐIỆP NGỮ
b. Kết luận:
Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
3.2.Các dạng điệp ngữ
Hãy nối các dạng điệp ngữ sau với các ví dụ minh họa em cho là phù hợp?
3.2.Các dạng điệp ngữ
C.2.Luyện tập về điệp ngữ.
Bài tập a:
Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.
(Ca dao)
Đi cấy: 2 lần; trông: 9 lần
 Nhấn mạnh sự vất vả, nỗi lo lắng và hy vọng của người nông dân.
Tìm điệp ngữ trong văn bản trên và nêu giá trị biểu đạt của nó ?
Bài tập b.1.Tìm và xác định dạng điệp ngữ trong các trường hợp sau:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh - Cảnh khuya)
- Điệp ngữ chuyển tiếp (ĐN vòng): lặp từ ngữ cuối câu trước và đầu câu sau
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Vậy mà giờ đây ,anh em tôi sắp phải xa nhau.Có thể sẽ xa nhau mãi mãi.Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ.Một giấc mơ thôi.
(Khánh Hoài)
- Xa nhau: lặp 2 lần  Điệp ngữ cách quãng.
- Một giấc mơ: lặp 2 lần:  Điệp ngữ chuyển tiếp.
Bài tập 2.b.
Vậy mà giờ đây ,anh em tôi sắp phải xa nhau.Có thể sẽ xa nhau mãi mãi.Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ.Một giấc mơ thôi.
(Khánh Hoài)
4. Tìm hiểu về thơ lục bát
a. Đọc những thông tin sau.
Lục bát là thể thơ độc đáo của văn học Việt Nam.
Luật thơ lục bát thể hiện tập trung ở khổ thơ lục bát gồm một câu 6 tiếng và một câu 8 tiếng, sắp xếp theo mô hình sau đây: (B:bằng; T: trắc; V: vần; chưa tính đến các dạng biến thể và ngoại lệ)
Các tiếng ở vị trí 1, 3, 5, 7 không bắt buộc theo lụât bằng trắc – trong bảng đánh dấu (-). Tiếng thứ hai thường là thanh bằng. Tiếng thứ tư thường là thanh trắc (nhưng có khi ngoại lệ tiếng thứ hai là thanh trắc thì tiếng thứ tư sẽ đổi thành thanh bằng). Trong câu 8, nếu tiếng thứ 6 là thanh ngang (bổng) thì tiếng thứ tám phải là thanh huyền (trầm). Ngược lại cũng vậy.
b. Từ những thông tin trên, hãy đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Anh đi anh nhớ quê nhà 
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương 
Nhớ ai dãi nắng dầm sương 
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
(Ca dao)
(1) Văn bản trên được viết theo thể nào? Vì sao em biết?
(1)  Văn bản trên được viết theo thể thơ lục bát vì dòng trên câu thơ có 6 chữ, dòng dưới có 8 chữ
Anh đi anh nhớ quê nhà
B B B T B BV
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
 
T B B T T (BV) B (BV)
 
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
T B T T B BV
 
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
.
T B T T B BV B B
 
Dựa vào mô hình nêu ở mục a, hãy kẻ bảng và điền các kí hiệu B,T,V ứng với mỗi tiếng của văn bản này?
Em có nhận xét gì về thanh điệu của các tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám trong câu 8?
Dòng bát thứ nhất: tiếng thứ 6 thanh trầm - tiếng thứ 8 thanh bằng
Dòng bát thứ hai: tiếng thứ 6 thanh trầm - tiếng thứ 8 thanh bổng
 Hãy nêu nhận xét của em về vị trí vần trong văn bản?
Vần: vần luôn là vần bằng thường đứng ở vị trí cuối câu (vần chân) tiếng thứ 6 câu sáu - hiệp tiếng thứ 6 câu 8. Tiếng 8 của câu 8 sẽ hiệp với tiếng 6 của câu 6 tiếp theo.
4. Luyện tập làm thơ lục bát.
Theo em, những câu lục bát sau sai ở đâu? Hãy sửa lại cho đúng?
a. Vườn em cây quý đủ loài
Có cam, có quýt, có bòng, có na.
b. Thiếu nhi là tuổi học hành
Chúng em phấn đấu tiến nhanh hàng đầu.
Câu a gieo vần chưa đúng, câu b chưa đúng luật bằng trắc
a.Vườn em cây quý đủ loài
Có cam ,có quýt,có xoài,có na.
b.Thiếu nhi là tuổi học hành
Chúng em phấn đấu để thành trò ngoan.
=>Sửa lại:
Thi làm thơ lục bát
Em hãy sáng tác một bài thơ lục bát có chủ đề ca ngợi cảnh đẹp của quê hương đất nước?( Về nhà)
C.3. Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ
về tác phẩm văn học.
Em hãy nêu các bước làm một bài văn nói chung ?
Tìm hiểu đề và tìm ý
Lập dàn ý
Viết bài
Đọc sửa bài viết
Bố cục của bài văn phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học ?
Bố cục có 3 phần
Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm.
Thân bài: Nêu những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm tạo nên.
Kết bài: Nêu ấn tượng chung về tác phẩm
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch HCM
1-Tìm hiểu đề và tìm ý:
_Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào,cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
_Khung cảnh thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
_Từ/câu/hình ảnh/ biện pháp nghệ thuật nào trong bài làm cho em ấn tượng sâu sắc nhất,vì sao?
_Bài thơ cho ta hiểu gì về tâm hồn nhà thơ?
_Bài thơ gợi ra những suy nghĩ,liên hệ nào với con người trong cuộc sống hôm nay?
a. Chuẩn bị:
2. LẬP DÀN BÀI

A - MB:
Nêu cảm.nghĩ chung kq về bài thơ (là bài tả cảnh TN rất hay qua đó đã bộc lộ được tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác).
B - TB:
Phát biểu cảm nghĩ về ND và NT của bài thơ.
-Về âm thanh của tiếng suối: Tiếng suối được so sánh với tiếng hát xa.
-Về hình ảnh ánh trăng lồng vào cây, hoa: Điệp từ “lồng”
-Về tấm lòng lo lắng của Bác đối với nước nhà.
C - KB:
Tình cảm của em đối với bài thơ, đối với tác giả thơ (Đọc bài thơ, em vô cùng cảm mến, trân trọng tình.yêu TN và tấm lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm lớn lao của Người đối với dân, với đất nước).


a3-Chuẩn bị đoạn văn nói

*Đoạn mở bài: giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp.
*Đoạn thân bài gồm một số đoạn nhỏ.
- Đoạn về hoàn cảnh ra dời và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
- Đoạn về khung cảnh thiên nhiên và cảm xúc của thi nhân.
- Đoạn về chi tiết nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
*Đoạn kết bài:Nêu cảm nghĩ về bài thơ và liên hệ.

Bình luận (0)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
Xem chi tiết
Phương Thảo
29 tháng 11 2016 lúc 19:02

ukm bn thanghoa

Bình luận (0)
Tạ Quang Trung
30 tháng 11 2016 lúc 18:22

Sách hay sách vnen hả bạn

 

 

Bình luận (0)
Lê Thị Hương Giang
27 tháng 11 2017 lúc 20:25

Ôi Trần Nguyễn Bảo Quyên !! bạn đúng là thần bảo hộ của mik mà thank bạn nhiều nhoa <3

Bình luận (0)
tran thai vinh
Xem chi tiết
I don
27 tháng 6 2018 lúc 20:14

1)

- Tác giả của bài " Tiếng gà trưa" Là Xuân Quỳnh

- Hình ảnh chủ yếu trong bài thơ là tiếng gà trưa ( hình ảnh đó thật thân thuộc, gần gũi với miền quê. Nó làm cho người chiến sĩ nhớ lại tuổi thơ ấu của mình, tiếp thêm sức mạnh cho đôi anh đỡ mỏi, cho lòng anh xúc động dạt dào)

2)

* Giống: Đều thể hiện tinh thần yêu nước, yêu quê hương, yêu đồng chí và thể hiện tinh thần lạc quan của người lính

* Khác: - Đồng chí:  Hình ảnh người lính nông dân thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà sâu sắc. Tình đồng chí thiềng liêng hòa quyện với tình giao tiếp khi lý tưởng chiến đấu đãa rực sáng trong tâm hồn.

- Tiểu đội xe không kính: Người lính lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với vẻ đẹp trẻ trung, ngang tàng. Đây là thế hệ những người lính có học vấn, có bản lĩnh chiến đấu, có tâm hồm nhạy cảm, có tính cách riêng mang chất “lính”đáng yêu. Họ tất cả vì miền Nam ruột thịt với trái tim yêu nước cháy bỏng.

#

Bình luận (0)
Suu ARMY
27 tháng 6 2018 lúc 19:43

1/Tiếng gà trưa là của t/ g Xuân Quỳnh

2/  Người lính trong bài thơ “Đồng chí” -> Người lính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”-> Điểm giống và khác nhau về hình ảnh anh bộ đội trong hai bài thơ:
a. Người lính trong bài thơ “Đồng chí”: 
* Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện người lính nông dân thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà vô cùng cao quí.
- Những người lính xuất thân từ nông dân, ở những miền quê nghèo khó “nước mặn đồng chua”,”đất cày lên sỏi đá”. Họ “chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung”.
- Họ đến với cuộc kháng chiến với tinh thần yêu nước thật giản dị: nghe theo tiếng gọi cứu nước mà tự nguyện lên đường. Phía sau họ là bao cảnh ngộ: xa nhà, xa quê hương, phó mặc nhà cửa, ruộng vườn cho vợ con để sống cuộc đời người lính. Chữ “mặc kệ” trong câu thơ “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay” đã lột tả được tinh thần “mến nghĩa” của những người nghĩa binh nông dân trong thơ Nguyễn Đình Chiểu, tinh thần “Ra đi không vương thê nhi” của các đấng trượng phu xưa và tinh thần “Quyết tự cho Tổ quốc quyết sinh” của những người tự vệ Thủ đô những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Nhưng khi đặt cạnh hình ảnh “gian nhà không” và chữ “gió lung lay” thì có gì đó cảm động quá. Người lính không hoàn toàn “mặc kệ” như khẩu khí đâu. Đó là đức hi sinh. Hi sinh cho quê hương đất nước. Một đức hi sinh giản dị làm cảm động lòng người.
- Trải qua những ngày gian lao kháng chiến đã ngời lên phẩm chất anh hùng ở những người nông dân mặc áo lính hiền hậu ấy
+ Cái nhìn hiện thực đã giúp nhà thơ ghi lại được những nét chân thực về cuộc đời đi chiến đấu của người lính. Hình ảnh họ lam lũ với “áo rách vai”, “quần có vài mảnh vá”, với”chân không giày". Đói,rét, gian khổ khắc nghiệt đã khiến người lính phải chịu đựng những cơn sốt rét:“miệng cười buốt giá”,”sốt run người”,”vừng trán ướt mồ hôi”. Trong hoàn cảnh đầy thử thách đó, sống được đã là kì tích. Chính Hữu còn ghi được hình ảnh người lính can trường vượt lên vững vàng trên vị trí của mình: “Đêm nay rừng hoang sương muối/Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. 
- Họ có một đời sống tình cảm đẹp đẽ, sâu sắc:
+ Lòng yêu quê hương và gia đình thể hiện qua nỗi nhớ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, niềm thương “gian nhà không”, qua ý thức về cảnh ngộ “quê hương anh nước mặn đồng chua” và “làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.
+ Từ hiện thực cuộc sống gian lao thiếu thốn, họ vun đắp được tình đồng chí keo sơn, gắn bó. Không phải vô cớ Chính Hữu đặt tên bài thơ là “Đồng chí” và nhiều lần trong bài thơ hai tiếng ấy đã vang lên. Tình đồng chí, đồng đội như là sự hội tụ, tập trung tất cả những tình cảm, những phẩm chất của người lính: Lòng yêu thương giữa những con người cùng cảnh ngộ, tinh thần đồng cam cộng khổ, tinh thần kề vai sát cánh trong chiến đấu, sự gắn kết giữa những người cung chung lí tưởng, chung mục đích và ước mơ. Gian lao thử thách khiến tình đồng chí, đồng đội thêm keo sơn, sâu sắc. Ngược lại, tình đồng chí ấy lại giúp người lính có sức mạnh để vượt qua gian lao thử thách. 
=> Hình ảnh người lính Cụ Hồ trong những ngày kháng chiến chống Pháp được Chính Hữu khắc họa trong tình đồng chí cao đẹp, tình cảm mới của thời đại cách mạng.
=> Họ được khắc họa và ngợi ca bằng cảm hứng hiện thực, bằng những chất thơ trong đời thường,được nâng lên thành những hình ảnh biểu tượng nên vừa chân thực, mộc mạc, vừa gợi cảm lung linh.
b. Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”:
* Nếu như những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp xuất thân từ những người nông dân nghèo khổ, quê hương họ là những nơi “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” thì những chiến sĩ lái xe Trường Sơn lại là những thanh niên có học vấn, có tri thức, đã được sống trong thời bình, được giác ngộ lí tưởng cách mạng cao cả, họ ra đi trong niềm vui phơi phới của sức trẻ hồn nhiên, yêu đời, yêu đất nước.
- Hình ảnh người lính lái xe – hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ phơi phới, dũng cảm, yêu thương được khắc họa qua hình ảnh những chiếc xe không có kính và một giọng điệu thơ ngang tàn, trẻ trung, gần gũi.
- Những chiếc xe không có kính là hình ảnh để triển khai tứ thơ về tuổi trẻ thời chống Mỹ anh hùng. Đây là một thành công đặc sắc của Phạm Tiến Duật. Qua hình ảnh chiếc xe bị bom giặc tàn phá, nhà thơ làm hiện lên một hiện thực chiến trường ác liệt, dữ dội. Nhưng cũng “chính sự ác liệt ấy lại làm cái tứ, làm nền để nhà thơ ghi lại những khám phá của mình về những người lính, về tinh thần dũng cảm, hiên ngang, lòng yêu đời và sức mạnh tinh thần cao đẹp của lí tưởng sống chạy bỏng trong họ”. Phân tích các dẫn chứng: tư thế thật bình tĩnh, tự tin “Ung dung buồng lái ta ngồi”, rất hiên ngang, hào sảng “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Một cái nhìn cuộc đời chiến đấu thật lãng mạn, bay bổng, trẻ trung: “Thấy sao trời và đột ngột cánh chim”. Và độc đáo hơn nữa là tinh thần hóa rủi thành may, biến những thách thức thành gia vị hấp dẫn cho cuộc đối đầu, khiến cho lòng yêu đời được nhận ra và miêu tả thật độc đáo: các câu thơ “ừ thì có bụi”,”ừ thì ướt áo” và thái độ coi nhẹ thiếu thốn gian nguy “gió vào xoa mắt đắng”. Họ đã lấy cái bất biến của lòng dũng cảm, thái độ hiên ngang để thắng cái vạn biến của chiến trường gian khổ và ác liệt. 
- Sâu sắc hơn, nhà thơ bằng ống kính điện ảnh ghi lại được những khoảnh khắc “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”,”nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”. Đó là khoảnh khắc người ta trao nhau và nhà thơ nhận ra sức mạnh của tình đồng đội, của sự sẻ chia giữa những con người cùng trong thử thách. Nó rất giống với ý của câu thơ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” của Chính Hữu, nhưng hồn nhiên hơn, trẻ trung hơn.
- Hai câu kết bài thơ làm sáng ngời tứ thơ “Xe vẫn chạy…” về tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ: Họ mang trong mình sức mạnh của tình yêu với miền Nam, với lí tưởng độc lập tự do và thống nhất đất nước.
c. Điểm giống và khác nhau về hình ảnh anh bộ đội trong hai bài thơ:
* Giống nhau:
+ Mục đích chiến đấu: Vì nền độc lập của dân tộc.
+ Đều có tinh thần vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.
+ Họ rất kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu.
+ Họ có tình cảm đồng chí, đồng đội sâu nặng.
* Khác nhau: 
+ Người lính trong bài thơ “Đồng chí” mamg vẻ đẹp chân chất, mộc mạc của người lính xuất thân từ nông dân.
+ Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” luôn trẻ trung sôi nổi, vui nhộn với khí thế mới mang tinh thần thời đại. 

           Hơi dài , mh ms lớp 7 chỉ ngắn gọn dc câu 1 , thông cảm

     Tk nha , mơn nhìu !!!

~ HOK TỐT ~

Bình luận (0)
Lâm Minh Hy
Xem chi tiết
nguyen duy long
24 tháng 11 2017 lúc 20:22

 câu 1 ) tác giả đã mơ về bà và ở trung hồng

cau 2 ) vì để cho tinh thần chiến đấu oanh liệt hơn

Bình luận (0)
Mikachan
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
7 tháng 12 2021 lúc 10:28

D

Bình luận (0)
Bảo Chu Văn An
7 tháng 12 2021 lúc 10:28

Điệp ngữ "Tiếng gà trưa" có tác dụng gì trong bài thơ “Tiếng gà trưa”?

A. Tạo điểm nhấn cho bài thơ.

B. Gợi lại những kỉ niệm bên bà những ngày thơ ấu.

C. Thôi thúc trong lòng người chiến sĩ tình cảm mới mẻ về nhiệm vụ chiến đấu để bảo vệ quê hương.

D. Tất cả đều đúng.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!

Bình luận (0)
bạn nhỏ
7 tháng 12 2021 lúc 10:28

D

Bình luận (0)
anh phạm
Xem chi tiết
Minh Hồng
11 tháng 12 2021 lúc 16:20

Tham khảo

a,Từ "Tiếng gà trưa" được lặp lại 4 lần ở vị trí đầu của mỗi đoạn thơ là một nghệ thuật rất độc đáo: Điệp ngữ. Nhằm làm cầu nối giúp tác giả trở về tuổi thơ và trào dâng cảm xúct và thấy được lòng yêu nước, dân tộc, quê hương, bà và ổ trứng tuổi thơ của nhân vật trữ tình

Bình luận (1)
Nguyen tran giang linh
Xem chi tiết
Ken Tom Trần
21 tháng 12 2016 lúc 20:40
tui đưa bài này lên cho các bạn tham khảo có gì góp ý dzùm nha ^^
Tiếng Gà Trưa Xuân Quỳnh
Bài thơ "Tiếng gà trưa " đã để lại trong lòng em nhiều cảm xúc khó tả."Tiếng gà trưa" được viết theo thể thơ 5 chữ nhưng cách gieo vần vẫn rất tự nhiên. Dù vậy những hình ảnh gần gũi , bình dị trong bài vẫn đựơc nhà thơ Xuân Quỳnh phác họa 1 cách rõ nét và xúc động qua ngòi bút sắc sảo ,chân thực của mình.Mở đầu bài thơ :
"Trên đường hành quân xa
......Tiếng gà ai nhảy ổ
......Nghe gọi về tuổi thơ"
Đoạn thơ đầu đã khái quát nên khung cảnh làng quê vào buổi trưa hè thanh vắng,không gian tĩnh mạch bỗng nhiên có tiếng gà nhảy ổ. Tiếng gà xao xác gợi lại tất cả những kỉ niệm tuổi thơ . những ngày tháng được sống bên ngừơi bà yêu dấu của anh chiến sĩ.
"Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu trắng."
Thật thú vị trứơc hình ảnh chị gà mái mơ,mái vàng đựơc tả trong đoạn thơ thứ hai.Những chị gà mái đã trở thành 1 trong những kỉ niệm đẹp đẽ của anh chiến sĩ .Đối với tôi đó chỉ là những hình ảnh rất bình dị trong đời sống hằng ngày nhưng chỉ qua đọan thơ trên mà tôi lại thấy yêu những hình ảnh thân quen đó,cũng như anh chiến sĩ trong bài đã xem hình ảnh đó là kỉ niệm làm khó quên trong tâm trí mình.
Cụm từ"Tiếng gà trưa" đã gợi nhớ kỉ niệm làm anh chiến sĩ,xúc động:lén xem trộm gà đẻ để rồi bị mắng,nhưng bà cũng vì lo cho đứa cháy"cưng" của bà thôi!Lúc đó anh chiến sĩ cứ ngỡ như là thật nên vội vã lấy gương soi,vừa lo lắng,vừa sợ sệt.Ôi những kỉ niệm ấy sao mà thân thương sao mà ngây thơ đến thế!
"Có tiếng gà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn
......lòng dại thơ lo lắng"
Trong Cuộc sống hằng ngày đã có những kỉ niệm vui để lại trong ta nhưng với anh chiến sĩ ,ngoài kỉ niệm trên,anh làm sao có thể quên được sự thương yêu ,đùm bọc của bà.Chính bàn tay thô và nhăn nheo ấy đã lom khom soi từng quả trứng hồng.Thương nhất là những lúc trời đầy sương muối,Lạnh lẽo bà mong cho đàn gà thật khỏe mạnh để cuối năm bán gà có thể sắm quần áo mới cho cháu vui xuân.Nghĩ lại anh chiến sĩ thấy thương bà quá !
"Dành từng quả chắt chiu
.....cháu được quần áo mới"
Yêu bà,anh chiến sĩ lại càng chiến đấu thật anh dũng để bảo vệ Tổ quốc ,bảo vệ quê hương,bảo vệ xóm làng yêu dấu với tiếng gà cục tác thật thân thương :
"Cháu chiến đấu hôm nay
.....bà ơi!cũng vì bà"
Những đoạn thơ thật ngắn gọn nhưng hàm chức một tình cảm hết sức thiêng liêng "tình bà cháu".Chính những kỉ niệm thuở bé đựoc sống bên bà, được bà thương yêu đã là 1 động lực to lớn để anh chiến sĩ lại thêm yêu Tổ quốc,quê hương.Qua đó,nhà thơ Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu đất nứơc trong bài thơ với những hình ảnh tửơng chừng như bình dị trong cuộc sống nhưng lại mang những ý nghĩa thật cao đẹp.  
Bình luận (0)
Thảo Phương
21 tháng 12 2016 lúc 21:02
Xuân Quỳnh (1942-1988) nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ như Thuyền và biển; Sóng; Tiếng gà trưa... biểu lộ một hồn thơ nồng nàn, đằm thắm dào dạt thương yêu. Bài thơ tiếng gà trưa được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tiếng gà trưa là âm thanh, tiếng gọi của quê hương, gia đình, xóm làng còn in đậm trong lòng người lính ra trận, trở thành hành trang của người lính trẻ.

Tiếng gà nhà ai nhảy ổ cục...cục tác cục ta cất lên nơi xóm nhỏ. Tiếng gà là âm thanh rất bình dị, quen thuộc của làng quê bao đời nay. Với người lính, âm thanh quen thuộc ấy gây cho anh bao xúc động. Nó làm xao động cái nắng trưa trên đường hành quân. Âm thanh ấy làm cho anh như đang sống lại thời thơ ấu đẹp đẽ của mình, nó như tiếp thêm sức mạnh cho đôi chân anh bớt mỏi, cho lòng anh xúc động dạt dào:

Cục...cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Đến đoạn thơ thứ hai, trong hai mươi sáu câu thơ, câu thơ Tiếng gà trưa được nhắc lại ba lần, âm thanh ấy gọi về bao kỷ niệm thân yêu. Xa xa tiếng gà trưa vọng lại, người chiến sĩ nhớ về người bà thân yêu chắt chiu từng quả trứng hồng. Những quá trứng hồng, đàn gà chi chít đông đúc. Ta như thấy rất nhiều gà, rất nhiều màu sắc và lứa gà:

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng.

Trong bức tranh gà mà Xuân Quỳnh miêu tả rất đặc biệt, ê rơm vàng óng lăn lóc những quá trứng hồng, con gà mái mơ có bộ lông đan sen các màu trắng, đen, hồng... trứng nó giống hình hoa văn mà người nghệ sĩ tạo hình chấm phá. Ánh vàng rực rỡ của con gà mái vàng, lông óng lên như màu nắng, bà cùng cháu vừa tung những hạt cơm, hạt gạo cho lũ gà ăn, quan sát những chú gà xinh đẹp đang nhặt thóc quanh sân. Cháu cùng bà đếm từng chú gà trong vườn nhà.

Tiếng gà trưa cất lên nơi xóm nhỏ, người chiến sĩ nhớ về người bà thần yêu. Tuổi thơ sống bên bà có biết bao kỷ niệm đáng nhớ, tính hiếu kỳ, tò mò của trẻ thơ quan sát con gà đẻ trứng. Rồi bị bà mắng, sợ mặt bị lang, trong lòng cháu hiện lên lo lắng:

Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng

Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng

Cháu còn làm sao quên được hình ảnh Tay bà khom, soi trứng... bà "tần tảo" "chắt chiu" từng quả trứng hồng cho con gà mái ấp là cháu lại nhớ đến bao nỗi lo của bà khi mùa đông tới:

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới.

Đoạn thơ nghe giản dị mà thật gần gũi nhường nào, những chi tiết tác giả miêu tả gắn bó thân thuộc với quê hương làng xóm, hơn thế nó là những kỷ niệm không bao giờ phai nhạt trong tâm trí trẻ thơ. Nỗi lo của bà thật cảm động xiết bao, đàn gà kia sẽ bị chết nếu như sương muối giá lạnh và cháu bà lại chẳng được may áo mới.

Ôi cái quần chéo go,

Ống rộng dài quết đất

Cái áo cánh trúc bâu

Đi qua nghe sột soạt

Cháu nhớ mãi sau mỗi lần gà được bán, bà lại ra chợ chọn mua cho cháu yêu bộ quần áo thật đẹp. Tình cảm yêu thương nồng hậu bà luôn dành trọn cho cháu, cho con. Tuổi thơ sống bên bà đây là quãng đời đầy ắp những kỷ niệm khó quên.

Lần thứ tư Tiếng gà trưa lại cất lên. Tiếng gà gọi về những giấc mơ của người lính trẻ.

Tiếng gà trưa

Mang bao nhiều hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Âm thanh xao động của tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng, nó gợi tình cảm đẹp trong lòng người chiến sĩ hành quân ra trận. Âm thanh ấy như tiếng của quê hương, đất mẹ thân yêu.

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

Trong bài thơ có ba câu thơ rất hay ổ rơm hồng những trứng; giấc ngủ hồng sắc trứng; ổ trứng hồng tuổi thơ cả ba câu thơ đều nói về hạnh phúc tuổi thơ, hạnh phúc gia đình làng xóm. Hình ảnh người bà hiện lên trong tâm trí người chiến sĩ hành quân ra trận thật đẹp. Lưu Trọng Lư khi nghe “Xao xác gà trưa gáy não nùng” đã nhớ về nét cười đen nhánh, màu áo đỏ của mẹ hiền đã đi xa. Bằng Việt khi xa quê đã nhớ về quê qua hình ảnh người bà kính yêu. Tiếng tu hú kêu gọi hè về, nhớ bếp lửa ấp iu nồng đượm bà nhen nhóm sớm hôm. Và bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh gợi nhớ về bà qua tiếng gà xao xác ban trưa.

Bài thơ Tiếng gà trưa là bài thơ hay tha thiết ngọt ngào. Tiếng gà cũng là tiếng gọi thân yêu của bà, của mẹ, của quê hương. Tiếng gọi thân yêu ấy như là niềm tin cho người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương yêu dấu.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
21 tháng 12 2016 lúc 23:38
Xuân Quỳnh (1942-1988) nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ như Thuyền và biển; Sóng; Tiếng gà trưa... biểu lộ một hồn thơ nồng nàn, đằm thắm dào dạt thương yêu. Bài thơ tiếng gà trưa được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tiếng gà trưa là âm thanh, tiếng gọi của quê hương, gia đình, xóm làng còn in đậm trong lòng người lính ra trận, trở thành hành trang của người lính trẻ.

Tiếng gà nhà ai nhảy ổ cục...cục tác cục ta cất lên nơi xóm nhỏ. Tiếng gà là âm thanh rất bình dị, quen thuộc của làng quê bao đời nay. Với người lính, âm thanh quen thuộc ấy gây cho anh bao xúc động. Nó làm xao động cái nắng trưa trên đường hành quân. Âm thanh ấy làm cho anh như đang sống lại thời thơ ấu đẹp đẽ của mình, nó như tiếp thêm sức mạnh cho đôi chân anh bớt mỏi, cho lòng anh xúc động dạt dào:

Cục...cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Đến đoạn thơ thứ hai, trong hai mươi sáu câu thơ, câu thơ Tiếng gà trưa được nhắc lại ba lần, âm thanh ấy gọi về bao kỷ niệm thân yêu. Xa xa tiếng gà trưa vọng lại, người chiến sĩ nhớ về người bà thân yêu chắt chiu từng quả trứng hồng. Những quá trứng hồng, đàn gà chi chít đông đúc. Ta như thấy rất nhiều gà, rất nhiều màu sắc và lứa gà:

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng.

Trong bức tranh gà mà Xuân Quỳnh miêu tả rất đặc biệt, ê rơm vàng óng lăn lóc những quá trứng hồng, con gà mái mơ có bộ lông đan sen các màu trắng, đen, hồng... trứng nó giống hình hoa văn mà người nghệ sĩ tạo hình chấm phá. Ánh vàng rực rỡ của con gà mái vàng, lông óng lên như màu nắng, bà cùng cháu vừa tung những hạt cơm, hạt gạo cho lũ gà ăn, quan sát những chú gà xinh đẹp đang nhặt thóc quanh sân. Cháu cùng bà đếm từng chú gà trong vườn nhà.

Tiếng gà trưa cất lên nơi xóm nhỏ, người chiến sĩ nhớ về người bà thần yêu. Tuổi thơ sống bên bà có biết bao kỷ niệm đáng nhớ, tính hiếu kỳ, tò mò của trẻ thơ quan sát con gà đẻ trứng. Rồi bị bà mắng, sợ mặt bị lang, trong lòng cháu hiện lên lo lắng:

Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng

Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng

Cháu còn làm sao quên được hình ảnh Tay bà khom, soi trứng... bà "tần tảo" "chắt chiu" từng quả trứng hồng cho con gà mái ấp là cháu lại nhớ đến bao nỗi lo của bà khi mùa đông tới:

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới.

Đoạn thơ nghe giản dị mà thật gần gũi nhường nào, những chi tiết tác giả miêu tả gắn bó thân thuộc với quê hương làng xóm, hơn thế nó là những kỷ niệm không bao giờ phai nhạt trong tâm trí trẻ thơ. Nỗi lo của bà thật cảm động xiết bao, đàn gà kia sẽ bị chết nếu như sương muối giá lạnh và cháu bà lại chẳng được may áo mới.

Ôi cái quần chéo go,

Ống rộng dài quết đất

Cái áo cánh trúc bâu

Đi qua nghe sột soạt

Cháu nhớ mãi sau mỗi lần gà được bán, bà lại ra chợ chọn mua cho cháu yêu bộ quần áo thật đẹp. Tình cảm yêu thương nồng hậu bà luôn dành trọn cho cháu, cho con. Tuổi thơ sống bên bà đây là quãng đời đầy ắp những kỷ niệm khó quên.

Lần thứ tư Tiếng gà trưa lại cất lên. Tiếng gà gọi về những giấc mơ của người lính trẻ.

Tiếng gà trưa

Mang bao nhiều hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Âm thanh xao động của tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng, nó gợi tình cảm đẹp trong lòng người chiến sĩ hành quân ra trận. Âm thanh ấy như tiếng của quê hương, đất mẹ thân yêu.

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

Trong bài thơ có ba câu thơ rất hay ổ rơm hồng những trứng; giấc ngủ hồng sắc trứng; ổ trứng hồng tuổi thơ cả ba câu thơ đều nói về hạnh phúc tuổi thơ, hạnh phúc gia đình làng xóm. Hình ảnh người bà hiện lên trong tâm trí người chiến sĩ hành quân ra trận thật đẹp. Lưu Trọng Lư khi nghe “Xao xác gà trưa gáy não nùng” đã nhớ về nét cười đen nhánh, màu áo đỏ của mẹ hiền đã đi xa. Bằng Việt khi xa quê đã nhớ về quê qua hình ảnh người bà kính yêu. Tiếng tu hú kêu gọi hè về, nhớ bếp lửa ấp iu nồng đượm bà nhen nhóm sớm hôm. Và bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh gợi nhớ về bà qua tiếng gà xao xác ban trưa.

Bài thơ Tiếng gà trưa là bài thơ hay tha thiết ngọt ngào. Tiếng gà cũng là tiếng gọi thân yêu của bà, của mẹ, của quê hương. Tiếng gọi thân yêu ấy như là niềm tin cho người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương yêu dấu.

Bình luận (0)
Nguyễn Thế Phong
Xem chi tiết
Công Tử
9 tháng 12 2016 lúc 19:51

kinh vảioeoeoeoeoeoeoeoe

 

Bình luận (0)
nguyen thuy an
21 tháng 12 2016 lúc 11:38

sao nhiều quá vậy . chóng mặt quáoho

Bình luận (0)
Chu Phương Uyên
23 tháng 12 2016 lúc 19:59

oho

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 7 2019 lúc 7:02

Chọn a, b, d.

Bình luận (0)
Tự Do
Xem chi tiết